Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, là một loài thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Ngải cứu hay còn gọi là ngải điệp, cây thuốc cứu, cây thuốc cao. Đây vốn dĩ là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân thôn quê Việt Nam. Người ta thường dùng ngải cứu làm nguyên liệu để chế biến các món ăn giúp bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra, loại thảo dược này còn được sử dụng rất rộng rãi trong y học cổ truyền với vai trò là một vị thuốc chữa bệnh thần kỳ và trong cả tây y.
Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50 - 60cm, thân to có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới thường có cuống), xẻ giống lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau: Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng. Hoa ngải cứu mọc thành từng chùm kép ở đầu cành với các cụm hoa hình đầu nhỏ, có màu vàng lục nhạt và thường nở vào mùa hè. Quả ngải cứu nhỏ và không có lông.
Ngài cứu mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, còn thấy mọc ở nhiều nước khác ở châu Á, cả châu Âu nữa. Ở nước ta một số gia đình trồng ngải cứu có tính chất quy mô nhỏ quanh nhà. Thường thu hoạch hái cành và lá vào tháng 6, tháng 7 vì đây là lúc cây chứa lượng tinh dầu lớn nhất có lợi cho sức khỏe. (gần tương ứng với tết mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong dâm mát. Có thể hái về phơi khô tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, thường dùng làm mồi cứu.
Trong phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, người ta có thể kích thích những huyệt hoặc bằng kim châm sâu vào da thịt, hoặc bằng cách đặt lên những huyệt một miếng gừng tươi mỏng có châm vài lỗ để tránh cho da thịt khỏi bị cháy bỏng nhưng hơi nóng vẫn ngấm tới da thịt rồi vê một nắm ngải nhung bằng một mồi thuốc lào đặt trên miếng gừng mà đốt; sức nóng kích thích huyệt (gọi là cứu). Sở dĩ người ta dùng lông ngải cứu vì nó có nhiều tinh dầu, cháy lâu không tắt.
Hiện nay hoạt chất của ngải cứu chưa được xác định, mặc dầu ngải cứu được dùng cả trong đông y và tây y. Theo y học hiện đại, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về loài cây này nhưng có một số nhà khoa học đã tìm ra được trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, hoạt chất flavonoid và các acid amin như cholin, adenin. Ngoài ra, nó còn một số thành phần hoạt tính là artabsin, anabsinthin, absinthin và nhựa.
Đông y coi ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ổn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam...
Ngải cứu được dùng làm thuốc điều kinh: Một tuần lễ trước dự kỳ có kinh, uống mỗi ngày từ 6 đến 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5-10g) hay dưới dạng thuốc cao đặc 1-4g. Nếu có thai, thuốc không gây sảy thai vì không có tác dụng kích thích đối với tử cung có thai.
Ngoài công dụng điều kinh, ngải cứu còn được dùng làm thuốc giúp sự tiêu hóa, chữa đau bụng, nôn mửa, thuốc giun, sốt rét.
Ngải nhung (lông của lá) dùng làm mồi ngải cứu như đã nói trên.
- Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: Hàng tháng đến ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh, uống sáng một lần, chiều một lần theo đơn thuốc sau đây: Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, có còn 100ml, thêm ít đường cho dễ uống.
Có thể cân luôn một lần 20g sắc với 400ml nước, cô còn 200ml, chia làm 2 lần uống sáng và chiều. Chỉ sau 1-2 ngày thấy kết quả.
Đơn thuốc này còn có thể dùng chữa kinh nguyệt kéo dài, đau bụng, máu ra đen và xấu. Nhưng uống hàng tháng vào 7-10 ngày trước ngày dự kiến có kinh.
- Thuốc an thai (chữa đang có thai, đau bụng, chảy máu): Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g, nước 600ml, sắc đặc còn 100ml. Thêm ít đường vào cho dễ uống. Chia làm 3-4 lần uống trong ngày.
Ngải cứu chữa bệnh rối loạn tiền đình
Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 100g lá tía tô, 100g tần dầy lá, 50g cây sả
Cách làm: rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho vào nồi nấu cùng 500ml nước lọc, đun sôi, để nguội, uống trong ngày vào những lúc khát. Kiên trì dùng mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
- Ngải cứu chữa bệnh đau đầu
Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 100g lá bưởi, 100g lá khuynh diệp
Cách làm: rửa sạch nguyên liệu, nấu các thảo dược trên cùng 2 lít nước trong vòng 20 phút rồi tắt bếp, đổ hỗn hợp ra chậu nhỏ, trùm chăn xông ngay. Lúc này, mồ hôi độc sẽ toát hết ra ngoài, giúp giảm các triệu chứng đau đầu, ho, sốt, cảm cúm.
- Ngải cứu chiên trứng bồi bổ cơ thể, lưu thông máu
Trứng chiên ngải cứu là món ăn khá phổ biến trong dân gian, dùng để bổi bổ cơ thể, lưu thông máu lên não. Đầu tiên, trộn hỗn hợp gồm 2 quả trứng gà cùng 100g ngải cứu cắt nhỏ, sau đó cho gia vị vừa ăn vào đánh đều hỗn hợp. Tiếp đến cho dầu vào chảo nóng rồi đổ hỗn hợp trên vào, đợi chín là được.
Xem thêm những bài thuốc nam chữa bệnh:
Liên hệ: 0968 496 905
Chia sẻ bài viết:
Địa chỉ: 771a, Tổ 16, khu phố 1, phường An Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai
NPP: 38 Cây Keo, Phường Tam Phú, Q. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline/zalo: 0968 496 905 - 0908 202 657
Email: tuyetanh0288@gmail.com