Xu hướng mắc bệnh gan ở nước ta ngày một gia tăng, nên việc sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh gan không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn có tác dụng tăng cường chức năng gan giúp cho gan hoạt động hiệu quả hơn. Những cây thảo dược chữa gan hiệu quả dễ kiếm phổ biến ở nước ta hiện nay như cây an xoa, cà gai leo, nấm lim xanh, nhân trần... Chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm và công dụng của chúng nhé.
1. Đặc điểm và công dụng của Cây an xoa
Cây an xoa là cây thuốc nam điều trị các bệnh về gan được cho là tốt nhất hiện nay. Cây an xoa đã được sử dụng từ lâu trong dân gian, nhưng mãi đến những năm đây do hiệu quả đặc biệt tốt đối với bệnh hạ men gan, xơ gan và u gan (Được kiểm chứng ở nhiều bệnh nhân sử dụng có kết quả tốt) bởi vậy mà hiện nay, cây an xoa luôn là lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân mắc gan.
Thành phần của cây an xoa có chứa nhiều hoạt chất flavonoid, alcoloid, nhiều enzyme và các nguyên tố vi lượng. Cây an xoa tính bình, có tác dụng mát gan, giải độc, tăng cường và phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư gan.
Cách dùng cây an xoa làm thuốc điều trị bệnh bệnh gan:
- Thông thường hay sử dụng 100g cây an xoa để khô nấu với 1.5 lít nước rồi dùng thay nước lọc hàng ngày.
- Hiện nay để tiện sử dụng và mang lại hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp dược đã cho ra đời các loại cao còn gọi là cao an xoa và loại trà an xoa túi lọc. Người dùng chỉ cần pha với nước ấm hay nước nóng rất thuận tiện mang theo khi đi làm hay công tác dài ngày.
Cây an xoa được cho là cây có tác dụng hỗ trợ điều trị gan hiệu quả hàng đầu
2. Đặc điểm và công dụng của Nấm lim xanh
Nấm lim xanh còn có tên khác là nấm linh chi Việt là một loại thảo dược quý có tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ gan bị tổn thương bởi quá trình xử lý độc tố cũng như các tế bào gan có thời gian để tái tạo tế bào gan mới được khoa học chứng nhận có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực.
Trong thành phần của nấm lim xanh có rất nhiều dược chất quý như:
- Germanium: Với hàm lượng cao gấp 5-8 lần nhân sâm. Đây là thành phần có chức năng củng cố hệ miễn dịch, kích thích tuần hoàn máu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
- Polysaccharide có trong nấm lim xanh: Có tác dụng ngăn chặn hình thành các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa, chống lại các tế bào hình thành khối u.
- Triterpenes: Có tác dụng điều hòa nội tiết tố, ổn định áp huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
- Adenosine: Có khả năng tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể, giúp thải độc, điều hòa hoạt động của gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trong nấm lim xanh có chứa Lingzhi-8 protein: Là hoạt chất có khả năng nâng cao hệ miễn dịch, kích thích quá trình tổng hợp kháng thể chống lại bệnh tật, giải độc gan, điều trị men gan cao, bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan...
Nấm có thể được dùng ở nhiều dạng, thông thường là dạng thuốc sắc, dạng bột và ngâm rượu. Ngoài ra nấm lim xanh có thể kết hợp với một số loại cây thuốc nam khác để mang lại sự hiệu quả cao hơn trong việc điều trị bệnh.
Nấm lim xanh có nhiều dược chất quý giúp chống lão hóa, giải độc gan hiệu quả
3. Đặc điểm và công dụng của Cà gai leo
Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quýnh, là loại cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số nơi ở miền Nam. Theo y học cổ truyền, nước sắc của cà gai leo có màu nâu sẫm, vị thơm ngon, uống rất thích, có thể uống thay cho trà hằng ngày.
Cà gai leo đã được nghiên cứu nhiều, trong thân lá và rễ đều chứa các nhóm chất glycoalcaloid, flavonoid, saponin, sterol, acid amin, chất béo…là vị thuốc nam quý hiếm được ghi nhận về tác dụng ổn định và tăng cường chức năng của gan, làm hạ men gan, ngăn ngừa xơ gan tiến triển, tăng cường chức năng gan, kích thích tăng miễn dịch, giúp người bệnh gan nâng cao thể trạng sức khỏe.
Cách sử dụng cà gai leo: Có thể dùng 20 – 30 g/ngày, sắc uống, có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng gan. Ngoài ra Cà gai leo trong dân gian cũng được kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị các bệnh mang lại hiệu quả cao.
Cà gai leo ngăn ngừa xơ gan tiến triển, tăng cường chức năng gan
4. Đặc điểm và công dụng của Atisô
Atiso tên khoa học là cynara scolymus có tính mát, vị đắng nhạt, hương thơm dịu được xem là thần dược của bệnh gan vì nó có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, đồng thời làm giảm Cholesterol xấu để có một làn da trẻ đẹp mịn màng và sức khỏe được cải thiện.
Theo Đông y thì Atisô là một thảo dược, cây thuốc quý tốt cho sức khoẻ và thường dùng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt tất cả các bộ phận của cây Atisô như lá, hoa, thân và rễ cây đều dùng làm thuốc.
Bạn có thể dùng Atisô tươi, sấy khô, trà khô, trà túi lọc hoặc là cao Atisô đem pha với nước nóng rồi uống hàng ngày. Ngoài ra trong Atisô còn có chứa rất nhiều các vitamin (A, B1, B2, C), các chất khoáng (mangan, phospho, sắt) và calori giúp bồi bổ cơ thể, thúc đẩy chức năng hệ tiêu hoá, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tốt cho gan.
Chất cynarin và silymarin trong Atiso – được xem là 2 chất chống oxy hoá có công dụng tuyệt vời trong việc phục hồi chức năng cho các tế bào của gan, giải độc gan, giúp loại bỏ các độc tố trong gan, vì thế có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, năng suy giản hoặc men gan tăng cao.
Atiso hỗ trợ điều trị các bệnh về gan như viêm gan B mãn tính, năng suy giản hoặc men gan tăng cao.
5. Đặc điểm và công dụng của Cỏ nhọ nồi
Nhọ nồi hay còn có tên gọi khác là cỏ mực không chỉ giúp chữa cảm sốt hiệu quả mà còn là một trong những cây thuốc nam mát gan bổ thận lành tính. Cỏ nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tính, lợi về kinh vị và tỳ có tác dụng mát huyết, thanh nhiệt, cầm máu, giải độc,… thường được dùng dưới dạng sấy khô hoặc tươi.
Cỏ nhọ nồi thân có lông cứng và có chiều cao trung bình tới 80 cm. Lá cây mọc đối với chiều rộng 5 – 15 mm, chiều dài 2 – 8 cm và hai bên mặt lá đều có lông. Quả dẹt hoặc bế 3 cạnh, có cánh, đầu cụt với chiều dài 3 mm, rộng 1,5 mm. Là loại cây mọc hoang nên có thể tìm thấy khắp nơi ở nước ta.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi được biết đến với công dụng cầm máu rất tốt, đặc biệt nổi tiếng với công dụng chữa bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng gan, đồng thời cũng hạn chế được một phần tổn thương đến gan...
Có thể sử dụng cỏ nhọ nồi tươi hoặc sấy khô để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào loại bệnh mà liều lượng dùng sẽ khác nhau.
Cỏ nhọ nồi chữa bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan thông qua việc hạn chế tăng men gan và trọng lượng gan
6. Đặc điểm và công dụng của Cây chó đẻ (Diệp hạ châu)
Cây chó đẻ còn được gọi là cây diệp hạ châu hay trân châu thảo là loại cây có răng cưa và là món ăn của loài chó sau khi chúng đẻ vì vậy mới có tên là cây chó đẻ. Dược liệu có tính mát, vị đắng, quy vào 2 kinh Can và Phế. Theo y học cổ truyền, cây có tác dụng thanh can, minh mục, lương huyết, thấm thấp, sát trùng. Ngoài ra, cây còn có khả năng lợi tiểu, giải độc, tán ứ và tiêu viêm.
Trong Đông y đây là loại cây có vị ngọt hơi đắng có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu, thông huyết, điều kinh, sát trùng, thanh nhiệt. Cây có chứa các chất như phyllathin, hypophyllanthin giúp điều trị các bệnh gan, cây chó đẻ là loại thảo dược không thể thiếu trong các bài thuốc chữa men gan cao, viêm gan, viêm gan do virus B, xơ gan cổ trướng thể năng. Ngoài ra cây còn có tác dụng bảo vệ gan cho những người uống rượu bia nhiều, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ nhiễm độc của gan, giải độc gan.
Lưu ý: nếu không có bệnh thì không được uống hằng ngày. Vì có thông tin cho rằng người khỏe mạnh dùng cây chó đẻ sẽ dẫn tới xơ gan, teo gan, ảnh hưởng tới thận.
Cây chó đẻ có chứa các chất như phyllathin, hypophyllanthin không thể thiếu trong các bài thuốc chữa bệnh gan
7. Đặc điểm và công dụng của Nhân trần
Cây nhân trần còn có tên gọi khác là cây chè cát hay chè nội. Là một loại cỏ mọc hoang ở vùng đồi, ruộng khắp nơi trên đất nước ta. Đây là cây thảo, mọc đứng, cao 40–70cm, có khi đến 1m. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, gốc tròn, mép khía răng đều, hai mặt lá đều có lông. Lá khi vò có mùi thơm. Cụm hoa mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chùm dạng bông, dài đến 30cm. Hoa có màu lam tím, đài hình chuông xẻ 5 răng, có lông.
Toàn thân cây nhân trần có chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng 1%, gồm paracymen (chủ yếu), pinen, limonen, cineol, anethol.
Theo Đông y, nhân trần có vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng chữa thanh nhiệt, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da. Theo y học hiện đại thì nhân trần có tác dụng thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt, giảm đau và chống viêm. Kinh nghiệm Đông y Việt Nam thường dùng chữa viêm gan vàng da (hoàng đản) cấp tính; tiểu tiện vàng đục và ít; phụ nữ sau sinh đẻ ăn chậm tiêu.
Cách sử dụng cây nhân trần: Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán.
Cây nhân trần có tác dụng thúc đẩy quá trình bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ
* Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài thuốc chữa bệnh gan hiệu quả tại đây
Liên hệ: 0968 496 905 - 0908 202 657