Trà xanh hay còn có tên gọi là chè xanh, đây là loại lá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến công dụng của trà xanh đối với sức khỏe. Uống nước trà xanh vào buổi sáng giúp cơ thể tỉnh táo, làm việc hiệu quả và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn giúp phòng chống bệnh, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người.
Đặc điểm của trà xanh (chè xanh)
Trà xanh, còn có tên gọi khác là chè xanh. Tên khoa học của trà xanh là green tea. Trà xanh gồm phần lá, búp của cây trà hay cây chè. Sau đó, chè xanh được chế biến với nhiều cách khác nhau bằng cách để tươi hoặc phơi khô để sử dụng.
Cây trà xanh tên tiếng anh là camellia sinensis, là loại cây sống lâu năm, sống thành các bụi, có nhiều lá và lá trà xanh bình thường có chiều dài từ 3 đến 15 cm. Trà xanh có tán lá rộng từ 2 đến 6 cm. Lá của loại trà xanh có màu xanh lục, đậm dần từ trên xuống, mép lá trà xanh có răng cưa. Người ta thường thu hoạch phần búp lá hoặc lá non. Hoa trà xanh có màu trắng pha vàng, đường kính hoa trà xanh khoảng 3 cm và thường mỗi bông hoa trà xanh có từ 6 đến 8 cánh hoa, hạt trong hoa có thể ép lấy tinh dầu.
Lá hoặc búp trà xanh thường được thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya. Lá trà sau khi thu hoạch được đem về chế biến với nhiều cách như sử dụng tươi, phơi khô hoặc sẽ làm theo quy trình để tạo ra chè hoặc các loại trà khác như trà ô long, chè đắng, trà đen…
Trà xanh hay còn có tên gọi là chè xanh
Trà xanh mọc ở đâu?
Trà xanh có nguồn gốc từ Trung Quốc, vùng Hồ Nam, Vân nam Trung Quốc. Tại đây có rất nhiều khu đồi trà lớn. Giữa thế kỷ 20, cây trà xanh mới phân bố rộng rãi tại nước ta, 2 vùng có diện tích trà lớn nhất là tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Nhưng để nói các loại trà, chè nổi tiếng tại Việt Nam, do khí hậu và thổ nhưỡng từng vùng thì Thái Nguyên, Mộc Châu, Sơn La là những khu vực nổi tiếng về trà (chè).
Trà xanh (chè xanh) có tác dụng gì?
Trà xanh sau khi được sơ chế, sẽ giữ lại cũng như cô đặc một cách tối giản nhất các dưỡng chất trong lá trà. Các chất trong trà như polyphenol, cafein, EGCG, flavanol… Đây là các chất làm tăng hiệu suất đốt cháy chất béo trong cơ thể, kích hoạt các gene đốt cháy mỡ ở bụng và có hiệu quả trong việc giảm cân, chống oxy hóa, khám viêm, ngăn ngừa tình trạng ung thư và cải thiện việc sử dụng insulin trong cơ thể để ngăn ngừa sự lên xuống đột ngột của đường huyết.
Uống trà xanh hàng ngày có lợi cho sức khỏe
Trà xanh có tác dụng chống ung thư
Trà xanh không chỉ hiệu quả trong việc chống oxy hóa mà chất EGCG còn có tác dụng giúp ngăn ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư phổi, ức chế ung thư đại tràng. Thậm chí EGCG còn được các nhà khoa học chứng minh rằng đem lại hiệu quả gấp 200 lần so với vitamin E trong việc hủy diệt các gốc tự do làm tổn thương da gây viêm khớp, đái tháo đường và ung thư.
Ngoài ra, trà xanh cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng. Uống nước trà xanh còn giúp kích hoạt một số loại enzym giải độc bên trong cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của khối u.
* Xem thêm: Phương pháp ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả
Trà xanh tăng cường sức khỏe tim mạch
Bệnh tim mạch như các bệnh tim hay đột quỵ chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tử vong cao.
Uống trà xanh mỗi ngày đem lại tác dụng hiệu quả trong việc kiểu soát lượng cholesterol cũng như việc bảo vệ các hạt LDL khỏi quá trình oxy hóa và giúp điều hòa huyết áp, làm ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch.
Trong nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng tác dụng của trà xanh đem lại hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Trà xanh có tác dụng giúp xương chắc khỏe
Thành phần catechin có trong trà xanh đem lại tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của xương và làm giảm tình trạng loãng xương, rạn nứt xương gây ra.
Ngoài ra, trà xanh còn chứa nhiều hợp chất thúc đẩy quá trình tạo xương và ngăn các biểu hiện của mất chất xương đặc biệt diễn ra ở người cao tuổi.
Trà xanh hỗ trợ cải thiện trí nhớ, tăng tuổi thọ
Uống nước trà xanh đem lại hiệu quả trong việc đảm bảo sức khỏe thể chất lý tưởng và chống lại những tác động của tuổi tác. Thành phần EGCG tham gia vào quá trình sản sinh các tế bào não, qua đó đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nhận thức ở con người.
Công dụng của trà xanh đem lại hiệu quả trong việc duy trì một trí óc minh mẫn, tránh nguy cơ đãng trí, hay quên hay bệnh Alzheimer và Parkinson. Kèm theo đó, tác dụng của nước trà xanh còn giúp tăng cường sự tỉnh táo, tập trung khi làm việc.
Trà xanh có tác dụng gì trong việc tăng tuổi thọ của con người. Thực tế, mọi người có thể nhận ra được trà xanh đem lại hiệu quả trong làm chậm quá trình oxy hóa, phòng chống nhiều bệnh ung thư và tim mạch. Đây là lý do vì sao mọi người hiểu rằng trà xanh có tác dụng làm tăng tuổi thọ.
Hình thành thói quen uống trà xanh mỗi ngày làm giảm tỷ lệ tử vong ở nữ giới 23% và nam giới là 12%.
* Xem thêm: Tác dụng của Cây An Xoa
Trà xanh có tác dụng làm giảm căng thẳng và lo âu
Khi gặp một vài vấn đề gây căng thẳng, lo âu thì uống một cốc nước trà xanh đem lại tác dụng tốt. Trà xanh đem lại hiệu quả giúp làm dịu tâm trạng và trí óc được thư giãn.
Trà xanh hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Công dụng của trà xanh giúp kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy giúp bạn giảm cân hiệu quả, làm hạn chế chất béo tích tụ đặc biệt vùng bụng.
Nhiều nghiên cứu cho kết quả rằng tác dụng của nước trà xanh tích cực hơn cà phê trong khả năng đốt mỡ.
Trà xanh giúp bảo vệ răng miệng
Trà xanh có khả năng ức chế một số loại virus, vi khuẩn làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và có hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe răng miệng.
Uống nước trà xanh còn giúp bạn giảm nguy cơ sâu răng, cải thiện hơi thở nặng mùi. Vì vậy, tinh chất trà xanh được ứng dụng để sản xuất nhiều loại kem đánh răng, nước súc miệng và một số sản phẩm chăm sóc răng miệng khác.
Cách sử dụng trà xanh
Có nhiều cách sử dụng trà xanh, cũng như hiện nay người ta sơ chế, chế biến trà xanh theo nhiều cách để cho người sử dụng có nhiều các chế biến hơn.
Cách pha trà xanh: Pha trà cần có sự tỉ mỉ, chi tiết, nếu không trà sẽ không thơm và ngon.
Dùng nước sôi 60 -80 độ C cháng trà. Cháng trà là dùng nước sôi cho trà thấm nước rồi đổ đi, nhằm loại bỏ vị đắng, tạm chất, giúp trả trả lại trạng thái nở hơn. Sau đó cho 1 lần nước sôi vào, chờ 5 phút rồi thưởng thức. tỉ lệ thường thấy khi pha trà là 1- 150. Tức là 1 thìa cà phê trà tương đương với 150ml nước sôi.
Người xưa nói: “Pha trà là một nghệ thuật, người pha trà là một nghệ nhân”. Từ lâu, pha trà đã trở thành một tín ngưỡng không thể thiếu vào mỗi buổi sáng, buổi gặp mặt ở nhiều vùng quê Việt Nam. Tại Nhật Bản, pha trà chở thành một nghệ thuật mà phải qua trường lớp đào tạo, cũng như mà một bài học cho nhiều người nơi đây.
"Pha trà là một nghệ thuật, người pha trà là một nghệ nhân"
Cách nấu nước trà xanh
Nấu nước trà xanh thì dễ hơn, chỉ cần dùng lá trà xanh (tươi hoặc phơi khô thường), cho vào ấm, đun sôi và lấy nước hoặc cho vào nước sôi rồi ủ uống dần. Cách này thường thấy ở các quán nước ven đường (miền Bắc Việt Nam).
Đối tượng nào không nên uống trà xanh?
Công dụng của trà xanh đối với sức khỏe con người vô cùng tốt. Tuy nhiên, có một số người không nên uống trà xanh vì có thể gây hại cho sức khỏe.
- Người bị táo bón không nên uống trà xanh vì lá trà xanh có tác dụng gây co niêm mạc dạ dày và ruột gây ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn khiến tình trạng táo bón nặng hơn.
- Người bị suy nhược thần kinh và mất ngủ không nên uống nước trà xanh.
- Trà xanh không được sử dụng cho người thiếu máu.
- Đối tượng bị thiếu canxi và bị loãng xương.
- Người bị loét dạ dày.
- Bệnh gút không nên uống trà xanh.
- Người bị bệnh tim và tăng huyết áp không nên uống nhiều trà xanh.
- Nước trà xanh người bị bệnh xơ cứng động mạch không nên uống.
- Đối tượng bị sốt cao.
- Người mắc bệnh gan hay sỏi đường tiết niệu.
Ngoài ra, phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt, mang thai, sắp sinh hay cho con bú, tiền mãn kinh đều không nên uống trà xanh.
Lưu ý khi uống trà xanh:
- Trà xanh không nên uống với rượu, sự kết hợp này có thể gây hại cho thận và hệ thống bài tiết.
- Không nên uống trà xanh vào buổi sáng sớm khi trong bụng trống rỗng. chất cafeine trong trà xanh sẽ khiến cơ thể mất nước, kích thích dạ dày làm bụng cồn cào, khó chịu.
- Không uống trà xanh trong bữa ăn, vì trà xanh có thể làm giảm khả năng hâp thụ thiamin, vitamin B1, thiếu nhiều thiamin có thể gây phù beriberi.
Xem thêm Tổng hợp các cây thuốc nam chữa bệnh Tại đây
Hotline/Zalo: 0968 496 905