Thanh long có tính thanh mát, ngọt dịu không chỉ còn dễ ăn mà còn rất tốt cho tiêu hóa. Đặc biệt phần vỏ có tác dụng đặc biệt mà nhiều người không biết.
Nguồn gốc của thanh long
Thanh long có nguồn gốc ở các vùng sa mạc Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, còn được trồng ở các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia... Hiện nay, có ba loại thanh long chính, thứ nhất là ruột trắng với vỏ hồng, thứ hai là vỏ hồng ruột đỏ, thứ ba là ruột trắng vỏ vàng. Quả này có mùi thơm dịu, ngọt vừa phải, ruột có lẫn hạt hình dạng như hạt vừng đen.
Thanh long có 3 loại chính: một là ruột trắng với vỏ hồng, hai là vỏ hồng ruột đỏ, ba là ruột trắng vỏ vàng.
Thành phần dưỡng chất trong quả thanh long
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 100 gam quả thanh long chứa 264 calo; 3,57 gam sắt, 82,14 gam carbohydrate, 1,8 gam chất xơ, 82,14 gam đường, 107 miligam canxi, 30 miligam natri, 6,4 miligam vitamin C, không cholesterol và chất béo.
Đa phần chúng ta khi ăn thanh long sẽ cắt miếng, loại bỏ vỏ và chỉ dùng phần ruột. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy vỏ thanh long cũng rất hữu ích. Phần vỏ của thanh long chứa nhiều anthocyanin và vitamin C. Anthocyanin là chất chống oxy hóa mạnh, mạnh hơn caroten gấp 10 lần, có thể bảo tồn hoạt tính trong máu người 75 giờ. Chất này có thể bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, giúp ngăn ngừa bệnh liên quan đến gốc tự do. Anthocyanins có thể tăng cường độ đàn hồi của mạch máu và bảo vệ thành trong của động mạch, giảm huyết áp, cải thiện độ mịn của da và làm đẹp da, ức chế viêm và dị ứng, cải thiện tính linh hoạt của khớp và ngăn ngừa viêm khớp, có thể thúc đẩy tái tạo rhodopsin trong võng mạc tế bào, để cải thiện thị lực, cũng có vai trò chống bức xạ.
Điều cần lưu ý, anthocyanins nhạy cảm với nhiệt độ, do đó, vỏ thanh long nên được ăn sống. Khi chế biến, bạn gọt bỏ lớp mỏng và lá bên ngoài và ăn sống thịt vỏ trực tiếp hoặc cắt thành các dải mỏng để làm salad, hoặc nghiền làm nước trái cây cũng tốt. Bạn có thể làm thạch từ vỏ thanh long hoặc xay làm sinh tố... Vỏ thanh long giòn, ngọt, ăn có vị như ớt chuông.
Trong thực tế ngày nay, vỏ được sử dụng như một loại toner tự nhiên và thành phẩm là dạng bột
Vỏ thanh long được sử dụng như một loại toner tự nhiên và thành phẩm là dạng bột
Tác dụng của quả thanh long
Thanh long là loại trái cây ít năng lượng, giàu chất xơ hòa tan trong nước, có tác dụng giảm cân, giảm cholesterol, chống táo bón, hỗ trợ chống ung thư đại trực tràng. Quả này chứa albumin nguồn gốc thực vật mà trong rau quả nói chung rất hiếm. Albumin này sẽ kết hợp với các ion kim loại nặng trong cơ thể người để giải độc. Quả rất giàu vitamin C giúp chống oxy hóa, làm sáng da và ngăn ngừa các vết thâm nám. Ngoài ra, thanh long cũng rất giàu chất sắt.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra, thanh long ruột đỏ chứa hàm lượng anthocyanins và đường cao hơn các loại còn lại.
Thanh long tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ chống ung thư đại trực tràng
Nên lưu ý gì khi ăn thanh long
Vì thanh long là một loại trái cây có hàm lượng đường cao, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn quả này từ 30 phút đến 1 giờ sau bữa ăn để tránh lượng đường trong máu tăng cao. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có vấn đề về đường huyết, bạn có thể ăn thanh long ruột trắng để thay thế.
Một số phụ nữ có cơ địa lạnh, sau khi ăn thanh long có thể bị tiêu chảy hoặc khó chịu trong những ngày "đèn đỏ".
Xem thêm:
Hotline/zalo: 0968 496 905